13 Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết Tránh “Giông” Cả Năm
Tết là thời điểm đoàn tụ và khởi đầu của một năm mới, bên cạnh các nét phong tục đẹp thì các lưu ý xoay quanh các món ăn ngày tết cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
Dưới đây, các bạn cùng Thảo Dược Thái Bảo điểm qua các món ăn kiêng kỵ ngày Tết để lý giải tường tận hơn về khía cạnh này.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Con Mực
Ông cha ta có thành ngữ so sánh: “Đen như mực” (chỉ sự thiếu may mắn, hay gặp điều không suôn sẻ) khi miêu tả loại thực phẩm này. Do đó, ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đây đều là loại thực phẩm bị “loại trừ” vào thời điểm đầu tháng hoặc trong mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Con Tôm
Dịp Tết, người miền Nam thường rất hạn chế món ăn này. Điều này xuất phát từ quan niệm tôm là loài vật có đầu to và đi giật lùi. Trong khi tâm nguyện của người người, nhà nhà mỗi khi năm mới về luôn là an lành, suôn sẻ. Chính từ tâm niệm này, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ rất khó để đạt được “đầu xuôi, đuôi lọt”, dễ gặp sự khúc mắc là điều không ai muốn.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Thịt Chó
Ở miền Bắc, thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhiều địa danh nổi danh với loại đặc sản này, như Việt Trì (Phú Thọ), phố Nhật Tân – được mệnh danh “thủ phủ thịt chó” (Hà Nội) hay Nam Định…
Tuy nhiên, vào mỗi đầu tháng theo lịch Âm, nhất là dịp Tết Nguyên đán đầu năm thịt chó lại được xem là món đại kỵ – biểu trưng cho sự xui xẻo.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Trứng Vịt Lộn
Trứng vịt lộn (còn được gọi là hột vịt lộn ở miền Nam) là món ăn ngày thường được nhiều người Việt yêu thích. Song, vào ngày đầu tháng hay đầu năm đây lại là món bị liệt vào “danh sách đen” bởi quan niệm dễ đưa lại sự xui rủi, thiếu may mắn.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Thịt Vịt
Bên cạnh trứng vịt lộn, thịt Vịt cũng bị liệt vào các món ăn biểu tượng cho sự xui xẻo tại miền Trung và miền Bắc khi ăn vào dịp đầu tháng, nhất là thời điểm đầu năm.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Quả Chuối
Ở miền Bắc, mâm Ngũ quả ngày Tết không thể chiếu nải chuối. Song riêng ở miền Nam, đa phần lại kiêng kỵ ăn chuối vào thời điểm đầu năm.
Theo phương ngữ miền Nam (nhất là phương ngữ miền Tây) “chuối” phát âm lái đi một chút sẽ thành từ “chúi” (nghĩa là không thể ngẩng đầu lên).
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Trái Sầu Riêng
Tuy có hương vị vô cùng đặc trưng và bổ dưỡng, song bản thân tên gọi “Sầu Riêng” (nhiều nơi ở miền Nam chỉ gọi giản đơn “trái Sầu”) lại hàm ý về sự ưu tư, nỗi buồn hay gặp chuyện bất như ý.
Chính bởi tên gọi vương vấn, liên quan về nỗi buồn mà Sầu Riêng cũng bị liệt vào danh sách món ăn kiêng kỵ khi Tết đến, xuân về.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Quả Đu đủ
Ở cả miền Bắc và miền Nam, Đu đủ luôn được lựa chọn trưng bày mâm Ngũ quả vào dịp Tết với ý nghĩa đủ đầy, sung túc, dư dả cả năm.
Tuy nhiên, ở miền Trung, Đu đủ lại là loại trái cây mang nghĩa không cát lành và bị kiêng kỵ trưng bày, chọn làm thực phẩm ngày tết; bởi tên gọi “Đu đủ” phát âm giọng miền Trung tựa như “thù đủ” (không may mắn, cát tường)
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Quả Cam
Có điều kỵ này bởi trong tiếng Việt, “lê” dễ liên tưởng với “lê lết”, trong khi “cam” lại gợi sự “cam go” hay “cam chịu”. Vì cái lẽ “quýt làm cam chịu” này mà trái cam không được bày biện trên mâm ngũ quả vào dịp Tết ở miền Nam.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Mắm Tôm
Mắm tôm là loại gia vị rất phổ biến gắn liền với các món ăn dân dã thường ngày (như bún đậu mắm tôm). Đặc trưng của loại gia vị này là có mùi rất đặc trưng và nồng.
Vào những ngày đầu năm mới, theo quan niệm dân gian, để tránh sự hôi hám, uế tạp, thậm chí đen đủi cùng thái độ bất kính, nhiều người miền Bắc kiêng kỵ mắm tôm (nhất là dịp đầu năm khi xuất hành, lễ Chùa).
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Món Ốc
Các Cụ ta có câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò”; do đó, để tránh những điều không hay, không mong muốn đây cũng là món bị kiêng kỵ mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Món Ăn Kiêng Kỵ Ngày Tết – Xôi Trắng
Không phải ngẫu nhiên mà trong các dịp lễ tết, các loại xôi với màu sắc rực rỡ hay bắt mắt (như xôi gấc, nếp cẩm, hay đậu xanh, lá dứa…) lại được ưa chuộng.
Theo quan niệm dân gian, màu sắc cũng biểu trưng cho sức sống, cho những điều hanh thông và may mắn. Ngược lại xôi trắng lại gợi đến liên tưởng đến những điều không như ý (như “tay trắng”) nên đây cũng bị liệt vào các món kiêng kỵ ngày tết vậy!
Do đó, các món ăn gợi các vị chua cay, đắng chát thường không hiện diện trong những ngày đầu năm mới.