4 bí quyết hiệu quả mà người có bệnh thận, suy thận nên biết để chăm sóc cho tốt
Bệnh nhân suy thận không nên ăn các món ăn có nguồn gốc từ đậu nành hoặc các món đậu, vì sản phẩm đậu nành là thực phẩm giàu protein, làm tăng gánh nặng giải độc thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bị bệnh thận , nên lưu ý điều gì để trở nên khỏe mạnh hơn?
Kiến thức chăm sóc sức khỏe dành cho người có bệnh là điều vô cùng quan trọng giúp người bệnh tránh được những rủi ro bệnh tật mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Đây là thông tin quan trọng dành cho những người mắc bệnh thận, suy thận.
Người bị suy thận mãn tính, hậu quả của nó sẽ tác động lên cơ thể bệnh nhân là rất lớn, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
Người bệnh cần tích cực hợp tác với bác sĩ, đồng thời làm tốt công việc chăm sóc cơ thể thường xuyên trong cuộc sống để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình hàng ngày, không nên buông xuôi hay tự hủy hoại bản thân nếu chăm sóc không đúng cách.
1, Phải chú ý chăm sóc da tốt
Bởi vì khi chức năng thận đã bị tổn hại nghiêm trọng ở bệnh nhân suy thận, không thể loại trừ việc ảnh hưởng đến sức khỏe bình thường và độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, từ đó sẽ xuất hiện dưới dạng nốt trên bề mặt cơ thể, gây ngứa trên làn da một cách rõ rệt.
Khi da bị ngứa, mọi người sẽ vô thức gãi tay lên phần da khó chịu và có thể gây nhiễm trùng khi da bị trầy xước.
Bệnh nhân đang điều trị bệnh thận nên sử dụng nước ấm để lau cơ thể hoặc tắm nước ấm mỗi ngày. Nhiệt độ nước nên được kiểm soát ở khoảng 40 ° C, và nếu tắm ở nhiệt độ này, cơ thể có thể ra mồ hôi nhẹ. Đây cũng chính là cách thải độc cơ thể thông qua việc toát mồ hôi.
2, Phải chú ý làm tốt công tác chăm sóc răng miệng
Bởi vì chức năng thận ở bệnh nhân suy thận đã kém hơn so với bình thường, không thể dễ dàng loại trừ độc tố trong cơ thể, nên chắc chắn sẽ làm tăng mức độ độc tố trong cơ thể theo thời gian.
Urê sẽ đi vào ruột qua đường hô hấp hoặc máu, do quá trình di chuyển sẽ bị ảnh hưởng bởi các enzyme vi khuẩn trong ruột, nó sẽ tạo ra khí amoniac. Khi amoniac trong ruột tăng lên, nó sẽ được thải ra ngoài thông qua đường miệng khiến cho bệnh nhân có cảm giác mùi nước tiểu trong miệng, từ đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc khẩu vị của người bệnh.