Diệp Hạ Châu - Thảo dược quý cho sức khỏe
Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Tại Việt Nam, cây còn có nhiều tên địa phương khác như: Cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất, diệp hòa thái,...
Diệp hạ châu được dùng làm thuốc từ 2000 năm nay. Theo Trung Quốc Cao Đẳng Thực Vật Đồ Giám Bản (1972), Diệp hạ châu có tác dụng thanh can minh mục (mát gan sáng mắt), lợi thủy (trị phù ứ nước), giải độc tiêu tích (ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng).
1. Tên khoa học:Phyllanthus urinaria L.
2. Họ:Thầu dầu (Euphorbiaceae).
3. Tên khác: Diệp hạ châu.Cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời . Tên Hán Việt : Trân châu thảo, diệp hậu châu, nhật khai dạ bế
4. Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
- Ấn Độ
- Lào
- Indonesia
- Đài Loan
- Nepal
- Nhật Bản
- Thái Lan
- Trung Quốc như tỉnh An Huy, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Chiết Nam, Tây Tạng, Quảng Đông, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tây Tạng, Giang Tô
- Bhutan
- Nam Mỹ
- Việt Nam
5. Phân bố:
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phần dùng: Toàn bộ cây
- Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm
- Chế biến: Diệp hạ châu sau khi thu hoạch, rửa sạch, thái khúc rồi phơi nắng cho gần khô. Sau đó, đe, phơi trong bóng râm cho đến khô rồi cất dùng dần.
- Bảo quản: Nơi khô ráo
8. Thành phần hoá học:
Mỗi bộ phận cây diệp hạ châu chứa các thành phần hóa học khác nhau. Chẳng hạn, lá diệp hạ châu chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin. Còn trong thân cây có các chất như
- Nirtetralin
- Niranthin
- Flavonoid
- Phylteralin
- Alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin
- Lignan
- Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic
9. Tác dụng dược lý:
9.1. Điều trị viêm gan: Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
9.2. Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
9.3. Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,... Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.
9.4. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,...
9.5. Tác dụng giảm đau: Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
9.6. Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
9.7. Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
10. Thành phần hoá học:
Mỗi bộ phận cây diệp hạ châu chứa các thành phần hóa học khác nhau. Chẳng hạn, lá diệp hạ châu chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin. Còn trong thân cây có các chất như
- Nirtetralin
- Niranthin
- Flavonoid
- Phylteralin
- Alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin
- Lignan
- Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic
11. Công năng:
Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
12. Công dụng:
Trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
13. Cách dùng, liều lượng:
+ Cách dùng và liều lượng
Sử dụng cây diệp hạ châu tươi hay khô sắc thuốc uống hoặc có thể dùng đắp bên ngoài da. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ triệu chứng mà cách sử dụng cũng như liều lượng dùng ở mỗi người khác nhau.
+ Tác dụng phụ
Diệp hạ châu có tính mát, giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan. Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người có thể tỳ vị hư hàn như người dễ bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu không giúp chữa khỏi mà khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
14. Bài thuốc:
14.1. Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g
Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
14.2. Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.
Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng - Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.
Theo hocvienquany.vn
Xem thêm : Mỗi ngày 1 phút Giải độc thận bạn không nên bỏ qua